Công nghệ VR và những ứng dụng trong đời sống là những kiến thức hữu ích mà gumi Solutions tin chắc rằng bạn không nên bỏ lỡ. Đây là một một trong những lĩnh vực công nghệ có tiềm năng phát triển đáng kể trong đời sống. Để bắt kịp với xu hướng phát triển, bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để mang về cho mình những ý tưởng ứng dụng VR độc đáo nhé!
Tổng quan về công nghệ VR
Công nghệ VR là gì?
Công nghệ VR (Virtual Reality – Thực tế ảo) miêu tả môi trường được giả lập (ảo hóa), được tạo ra bởi con người thông qua các phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Bên cạnh tính năng tạo ra không gian ảo, công nghệ VR còn có thể tương tác thực tế với người dùng thông qua các cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như khứu giác, thính giác hay xúc giác.
Trải nghiệm công nghệ VR để khám phá nhiều điều kỳ diệu hơn
Hệ thống VR gồm những gì?
Hệ thống công nghệ VR gồm 5 thành phần: phần cứng, phần mềm, mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Trong đó, phần cứng và phần mềm là các ứng dụng quan trọng nhất.
Phần cứng bao gồm:
Máy tính (PC hay Workstation có cấu hình đồ họa mạnh)
Các thiết bị đầu vào (Input Devices)
Các thiết bị đầu ra (Output Devices)
– Phần mềm: đây chính là linh hồn của VR cũng như bất kỳ một hệ thống máy tính hiện đại nào khác. Về mặt nguyên tắc, phần mềm có thể dùng ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ họa để mô hình hóa (modeling) và mô phỏng (simulation) các đối tượng của VR. Một vài ngôn ngữ lập trình có thể tìm kiếm miễn phí như: C++, Java3D,X3D v.v.. hay các phần mềm thương mại như PeopleShop, World ToolKit v.v..
Phần mềm của bất kỳ VR nào cũng phải đảm bảo 2 công dụng chính, đó là tạo hình và mô phỏng. Các đối tượng của VR được mô hình hóa chủ yếu nhờ vào phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D (thiết kế nhờ các phần mềm CAD khác như 3D Studio, AutoCAD v.v..). Sau đó, phần mềm VR phải có khả năng mô phỏng động lực học, động học và mô phỏng ứng xử của đối tượng.
– Các thiết bị đầu vào (Input Devices) bao gồm các thiết bị đầu ra có khả năng kích thích các giác quan để tạo nên cảm giác về sự hiện hữu trong thế giới ảo chẳng hạn như: tai nghe âm thanh nổi, màn hình đội đầu hiển thị HMD (Head mounted display), chuột và các thiết bị đầu vào có khả năng ghi nhận nơi người sử dụng nhìn vào hoặc hướng mà họ đang chỉ tới như thiết bị theo dõi được gắn trên đầu (head – trackers), găng tay hữu tuyến (wire – gloves).
– Các thiết bị đầu ra (Output Devices):
Hiển thị đồ họa (HDM, màn hình v.v..) để nhìn được những đối tượng 3D
Các thiết bị âm thanh (loa) để nghe được âm thanh vòm như Surround, Hi-Fi v.v..
Bộ phản hồi cảm giác như găng tay để tạo xúc giác khi chạm, nắm đối tượng
Bộ phản hồi xung lực để tạo lực tác động như khi đi đường xóc, đi xe đạp v.v..
Các thiết bị hỗ trợ công nghệ VR
Để trải nghiệm không gian ảo với công nghệ VR, bạn chỉ cần sử dụng một thiết bị đeo đầu chuyên dụng và phổ biến nhất hiện nay là kính VR. Loại kính này có khả năng bao trùm tầm nhìn đôi mắt của bạn và sau đó sẽ phủ lên một lớp hình ảnh ảo hóa.
Tùy vào chủng loại và những tính năng đi kèm, kính VR có khả năng tương tác với người dùng, tức là bạn có thể điều khiển không gian ảo hóa thông qua ngôn ngữ cơ thể như nhìn, gật đầu, cầm, chạy…
Kính VR ngày nay có nhiều mức giá khác nhau tùy vào chất lượng và tính năng đi kèm, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu. Một số hãng kính VR phổ biến như Samsung Gear VR, Oculus Rift, Google Cardboard v.v..
Kính VR cho phép người dùng tương tác với không gian ảo
Công nghệ VR và những ứng dụng phổ biến trong cuộc sống
VR Elearning là ứng dụng được gumi tạo ra giúp người Việt học tiếng Nhật trong không gian ảo với những tính năng nổi bật, thao tác đơn giản và quy trình rõ ràng. Bên cạnh ứng dụng trong giáo dụng, công nghệ VR còn được ứng dụng vào các lĩnh vực khác trong đời sống.
Ứng dụng vào giải trí
Giải trí là một trong những mục đích lớn nhất mà công nghệ VR ra đời, nó cho phép người dùng chùm đắm trong không gian ảo của một trò chơi hoặc thậm chí là những video giải trí, khám phá khoa học viễn tưởng…
Khác với công nghệ AR, công nghệ VR mang đến cảm giác thật vô cùng sống động, mọi thứ diễn ra trong không gian đều tương tác mạnh mẽ đến cảm giác của con người.
Ví dụ, khi bạn xem một bộ phim giả lập bằng kính thực tế ảo VR, bạn có thể di chuyển xung quanh không gian phim và quay đầu sang trái hoặc sang phải để thay đổi góc nhìn. Còn đối với hình thức xem phim thông thường thì đây là điều không thể.
Chơi game sống động với ứng dụng công nghệ VR
Du lịch số
Với công nghệ hình ảnh 3D ngày nay, người ta có thể tạo ra những bối cảnh 3 chiều với bối cảnh, mô hình rất giống với thực tế. Phổ biến nhất là các hình ảnh của kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và con người được tái hiện lại khi sử dụng kính VR. Cũng nhờ đó mà bạn có cơ hội hòa mình vào những không gian mơ ước mà không cần phải di chuyển xa.
Đối với những hệ thống thực tế ảo VR đặc biệt hơn sẽ được tích hợp nhiều yếu tố khác như: nước, gió, rung, hiệu ứng ánh sáng v.v.. giúp người dùng tăng cảm xúc khi sử dụng VR.
Chuyến tham quan đầy thú vị chỉ với chiếc kính thực tế ảo VR
Lĩnh vực Bất động sản
Một trong những ứng dụng khá thực tế và phổ biến của công nghệ VR đó là mang đến những không gian kiến trúc chân thực, sinh động trong lĩnh vực bất động sản. Khách hàng có thể xem chi tiết từng bối cảnh của một căn hộ hay tòa nhà thông qua hệ thống công nghệ VR.
Nhờ đó mà khách hàng có cái nhìn khái quát và chính xác hơn về những gì sẽ được tạo ra trong kế hoạch tương lai. Tuy nhiên, mức chi phí cho công nghệ VR vào lĩnh vực này khá cao nên vần còn khá nhiều hạn chế. Dù vậy, với khả năng di động hiện đại thì công nghệ này dự kiến sẽ phát triển trong tương lai.
Khám phá và chọn lựa ngôi nhà tương lai của bạn nhờ công nghệ VR
Với những thông tin trong bài viết này, gumi Solutions mong bạn sẽ hiểu thêm về công nghệ VR và các ứng dụng hữu ích của nó trong đời sống. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, đừng quên liên hệ ngay dịch vụ gumi Solutions để được tư vấn và cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại nhất nhé.