Phát triển phần mềm doanh nghiệp có thể trở nên khá phức tạp với các tập đoàn đa cấp bậc. Việc phải thống nhất ý kiến từ các cấp phòng ban có thể làm trì hoãn các dự án phát triển phần mềm hoặc thậm chí làm hỏng dự án, lái mục đích dự án đi xa so với mục đích ban đầu.
Những vấn đề này thường xuất hiện khi các doanh nghiệp khởi tạo phần mềm sử dụng nội bộ – đặc biệt khi doanh nghiệp không sở hữu đội ngũ IT. Và nếu doanh nghiệp đang xây dựng phần mềm với mục tiêu tạo nên một sản phẩm mới dành cho công chúng, thì rủi ro và thách thức còn lớn hơn. Lúc này, thách thức không chỉ nằm ở vấn đề thống nhất ý kiến nội bộ, mà còn là cuộc chạy đua với đối thủ cạnh tranh, khách hàng và ý kiến công chúng người dùng.
Trong bất kỳ dự án phần mềm doanh nghiệp nào (bao gồm cả ứng dụng doanh nghiệp nội bộ và cho thị trường), cần đáp ứng hai mục tiêu sau:
- Thương hiệu phải đảm bảo ngân sách và giá trị thương hiệu của mình không bị ảnh hưởng.
- Phần mềm phải tạo ra đủ lợi nhuận với số vốn đã đầu tư và đáp ứng đúng timeline để chứng minh chi phí đã bỏ ra là hiệu quả.
Vậy làm thế nào các doanh nghiệp có thể đảm bảo cả hai tiền điều kiện này trong mọi dự án phát triển phần mềm?
gumi Solutions mách bạn 5 bước sau đây, bằng cách tuân thủ năm phương pháp tốt nhất này khi triển khai các giải pháp phần mềm doanh nghiệp, bạn sẽ không còn e ngại khi tiến hành quản lý bất kì dự án phát triển phần mềm nào trong tương lai:
Tập trung vào Sản phẩm Phần mềm Cốt lõi
Đầu tiên – và điều này là điều bắt buộc tuyệt đối – các doanh nghiệp nên nhắm đến một chức năng cơ bản được xây dựng trên một cấu trúc hệ thống mạnh mẽ, đảm bảo sự bền vững khi mở rộng phát triển phần mềm trong tương lai. Sản phẩm phần mềm với tính năng cốt lõi là nền tảng vững chắc để bạn có thể xây dựng thêm những chức năng bổ trợ.
Việc phát triển những tính năng phụ nên được thực hiện sau khi sản phẩm phần mềm cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn không bị mất tập trung và nguồn lực vào những tính năng không quan trọng ngay từ đầu.
Lập các còi cảnh báo theo hình thức bất kì, có thể chuông cảnh báo khi quá hạn deadline để kịp thời hay số giờ làm việc quá độ của một thành viên trong team, cảnh báo trước các trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến dự án xảy ra. Cách làm này có thể giúp thúc đẩy, nhắc nhở các thành viên nhanh chóng quay lại, tập trung vào mục tiêu tổng thể, tránh tình trạng quá tải, chậm trễ, không hiệu quả cho dự án.
Áp dụng Quy trình phát triển phần mềm phản hồi linh hoạt (Agile)
Quy trình phát triển phần mềm linh hoạt như Agile giúp tăng cường khả năng linh hoạt, phản hồi nhanh chóng và tương tác liên tục giữa các thành viên trong dự án. Agile tập trung vào việc chia nhỏ dự án thành các giai đoạn nhỏ hơn, gọi là “sprints,” và sử dụng các cuộc họp ngắn hàng ngày để theo dõi tiến độ và giải quyết vấn đề. Phương pháp này giúp tăng cường khả năng thích ứng và thay đổi linh hoạt, đồng thời giảm thiểu rủi ro và giúp dự án tiến triển một cách hiệu quả.
gumi khuyên bạn nên phân định rõ ràng đầu mối liên hệ – phát ngôn đại của mỗi team. Đây có thể là người quản lý dự án kỹ thuật hay người quản lý dự án phần mềm, người quản lý mỗi phòng bạn nhưng bất kể chức danh gì, bạn cần một người có thể hiểu nhu cầu doanh nghiệp cũng như theo sát tiến độ, nắm rõ tình hình dự án trước mỗi cập nhật mới.
Với mỗi đầu mối liên hệ, các phản hồi sẽ thống nhất nhanh, chuẩn xác hơn. Từ đó, dự án sẽ tránh các tình huống xấu khi có quá nhiều bên tham gia, quá nhiều nhu cầu khác nhau làm lệch đi quỹ đạo của dự án.
Tập trung vào khả năng sử dụng cho người dùng cuối cùng
Giống như việc xây dựng nền tảng ổn định là điều quan trọng, quy trình phát triển phần mềm doanh nghiệp phải ưu tiên khả năng sử dụng cho người dùng. Giải pháp công nghệ không có tính khả dụng sẽ không nên được phát triển. Đó là một vấn đề đối với các dự án phát triển phần mềm nội bộ và là cuộc khủng hoảng hiện hữu nếu bạn đang cố gắng bán sản phẩm phần mềm cho người khác.
Và dĩ nhiên, việc xác định “mức độ khả dụng” cũng giống như Insight đắt giá trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào, lại không hề đơn giản. Cách làm tốt nhất, hãy bắt đầu đặt các câu hỏi bằng việc tập trung vào đối tượng cốt lõi của bạn:
- Họ cần sử dụng công cụ này để làm gì?
- Họ đang phải đối mặt với những thách thức gì với các giải pháp hiện tại?
- Mức độ thành thạo của họ?
- Điểm đau lớn nhất của họ?
Khi bạn hiểu được nhu cầu và thách thức lớn nhất của khách hàng cốt lõi của mình, bạn sẽ bắt đầu tạo ra một bức tranh rõ ràng hơn về khả năng sử dụng của một sản phẩm phần mềm nhất định.
Tích hợp testing tự động
Tạo các bản prototype với phiên bản cơ bản nhưng đầy đủ chức năng của phần mềm bạn mong muốn và phân phối bản dựng alpha và beta cho một nhóm nhỏ những người dùng trải nghiệm. Dựa trên phản hồi của họ, bạn có thể có thêm những đóng góp tích cực điều chỉnh và xây dựng phần mềm trên cơ sở ngày càng tốt hơn.
Hình thức này giúp bạn từ con số 0 trở thành phần mềm tùy chỉnh chức năng với các trải nghiệm thực tế chân thực cùng tiến độ thực hiện nhanh hơn và chất lượng hơn. Từ đây, bạn có thể tiếp tục phát triển thêm các tính năng mới nhưng chắc hẳn nó sẽ khá dễ dàng khi nền tảng bạn xây dựng đã vững chắc.
DevOps là một phương pháp kết hợp quy trình phát triển phần mềm và vận hành hệ thống, nhằm tạo ra môi trường làm việc liên tục, tích hợp và tự động. Bằng cách sử dụng DevOps, các doanh nghiệp có thể tạo ra một quy trình phát triển và triển khai phần mềm nhanh chóng, đáng tin cậy và lặp lại. Điều này giúp giảm thiểu các lỗi và xung đột trong quá trình phát triển và triển khai phần mềm, đồng thời tăng cường khả năng thích ứng và phản hồi nhanh chóng với yêu cầu của khách hàng.
Hợp tác với chuyên gia phát triển phần mềm dày dặn kinh nghiệm
Cuối cùng, ở quy mô doanh nghiệp, việc hợp tác với một công ty phát triển phần mềm bên ngoài đang là giải pháp mang lại giá trị vượt trội, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Bởi vì các doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh chính là phần mềm, nên sẽ thường thiếu nguồn lực nội bộ cần thiết để phát triển phần mềm có chất lượng cao, thân thiện với người dùng và tập trung mục tiêu cuối cùng. Đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt nhân tài công nghệ và suy thoái kinh tế, việc bố trí nhân sự để lấp đầy những khoảng trống nguồn lực này là điều khó thực hiện.
Thông thường, việc phát triển mới được giao cho đội ngũ IT nội bộ, có thể không có kinh phí cao hoặc trình độ nhân sự chưa đủ để hoàn thành đúng tiến độ.
Một công ty phát triển phần mềm doanh nghiệp là giải pháp lý tưởng để giải quyết những thách thức này. Các công ty dịch vụ phát triển phần mềm doanh nghiệp cung cấp đội ngũ có chuyên môn tư vấn chuyên sâu và phát triển hiệu quả về mặt chi phí, có thể giảm bớt hoàn toàn gánh nặng phát triển cho nguồn lực nội bộ.
Khi làm việc với một công ty phát triển phần mềm, bạn có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia có thể hiện thực tầm nhìn sản phẩm của bạn thành hiện thực. Bạn có thể triển khai nhanh hơn, suôn sẻ hơn mà không phải đau đầu về việc tuyển dụng và bố trí nhân sự hay bị phân tán sự tập trung vào nhóm việc ngoài lĩnh vực chính của doanh nghiệp bạn.
Đọc thêm:
3 điều cần biết khi thuê dịch vụ outsource phát triển phần mềm
Nếu bạn đã sẵn sàng hợp tác với một công ty phát triển phần mềm doanh nghiệp để xây dựng các dự án phần mềm chất lượng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn, thì gumi Solutions là lựa chọn sẵn sàng dành cho bạn.
Cho dù bạn đang cần cập nhật một ứng dụng cũ hay đang trải qua quá trình chuyển giao kỹ thuật hoặc muốn xây dựng một hệ thống mới, gumi sẵn sàng hợp tác với bạn để đạt được các mục tiêu phát triển phần mềm của bạn.
Chúng tôi tận dụng kinh nghiệm chuyên sâu hàng thập kỷ trong ngành, kết hợp với đội ngũ chuyên gia từ Nhật Bản, cùng với những cập nhật mới nhất, bao gồm cả việc sử dụng thông minh AI, gumi tự tin đồng hành cũng các dự án phát triển phần mềm sắp tới của bạn.
Bạn đã sẵn sàng hiện đại hóa cách tiếp cận cho doanh nghiệp của mình chưa? Hãy liên lạc với gumi ngay bây giờ nhé!