Trải nghiệm thế giới ảo giờ đây không còn là khái niệm quá xa vời với con người nữa. Vì thế, để đón bắt sự kỳ vọng ngày một tăng của khách hàng, các thương hiệu bắt đầu ứng dụng thực tế ảo vào những chiến dịch giúp lan tỏa, thu hút đông đảo người quan tâm.
Vậy thực tế ảo là gì? Ứng dụng thực tế ảo trong kinh doanh ra sao? Hãy cùng gumi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Thực tế ảo là gì?
Thực tế ảo VR cho phép con người cảm nhận trực quan không gian ảo một cách chân thực nhất. Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn rơi vào một vũ trụ khác. Từ đó, bạn sẽ trải nghiệm và điều khiển các vật thể trong không gian ảo.
Vậy công nghệ này có những ứng dụng gì đặc biệt với thực tế?
Xu hướng ứng dụng thực tế ảo cho doanh nghiệp
-
Ngành giải trí
Đầu tiên, nhắc đến thực tế ảo VR không thể bỏ qua ngành giải trí. Với VR, trò chơi như tăng thêm bội phần thú vị, phấn khích cho người dùng. Thực tế ảo VR được đưa vào ngành giải trí sẽ cho cảm giác thật. Nhờ đó, vật thể trong không gian ảo sẽ tương tác đến các giác quan của con người. Từ đó, thương hiệu mang đến một trải nghiệm khó quên của người dùng với sản phẩm của họ.
Trong đó, Zenkai Racing là ứng dụng thực tế ảo VR điển hình của gumi trong lĩnh vực game giải trí. Thông qua VR, người dùng sẽ tăng xúc giác khi trải nghiệm đua xe từ các hãng xe nổi tiếng. Người dùng như đang đua xe F1 thực tiễn trên nhiều con đường khác nhau.
( Mô hình mô phỏng đua xe F1 Zenkai Racing được sở hữu độc quyền ở Việt Nam tại gumi Solutions)
-
Du lịch số
Thứ hai, thực tế ảo không thể bỏ qua ngành du lịch. Với công nghệ 3D, người ta có thể tạo ra những bối cảnh 3 chiều rất giống thực tế. Do đó, con người có thể sử dụng kính VR để hòa mình vào kỳ quan thiên nhiên.
Hơn hết, bạn nghĩ sao nếu có thể đến thăm Cầu Vàng Đà Nẵng với ít giây kết nối với kính VR? Hay tham quan Vịnh Hạ Long tại gia? Nghe thật thú vị đúng không? Đó là những gì chúng ta có nếu áp dụng thực tế ảo VR trong ngành du lịch đấy.
(Bạn có thể cảm nhận trực quan các kỳ quan thế giới ngay cả khi ở nhà khi ứng dụng thực tế ảo VR)
-
Bất động sản
Tiếp nối những ứng dụng trên, bạn có thể tham quan các tòa nhà từ các dịch vụ bất động sản. Qua đó, người dùng có thể xem chi tiết các bối cảnh và kiến trúc của một căn hộ. Điều này sẽ giúp người dùng có cái nhìn khái quát nhất, chính xác hơn về những gì sẽ được xây dựng trong tương lai.
(Các công ty bất động sản tin cậy ứng dụng thực tế ảo VR để phát triển nhằm mang lại trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng)
-
Y học
VR sẽ giúp các hội thảo y học với tính chất trang trọng và nghiêm túc tăng thêm phần thú vị trong cách truyền tải thông tin.
Theo đó, gumi đã phát triển dự án Mr Manikin. Chỉ với chiếc kính VR thông minh, bạn sẽ trở thành bác sĩ đang thuyết trình và tương tác với các vật thể ảo trước mắt.
Ngoài ra, Mr Manikin còn áp dụng công nghệ AI cho phép người dùng kiểm soát tương tác trên màn hình. Hơn nữa, bằng chuyển động và cử chỉ đơn giản, người dùng có thể thay đổi kích thước, xoay và phóng to, thu nhỏ hình ảnh trên không gian.
(Thông qua Mr Manikin, người xem sẽ quan sát rõ hơn về các cơ quan con người)
Kết luận
Các doanh nghiệp có thể ứng dụng thực tế ảo VR trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, quân sự, khoa học, v.v..
Vì thế, các doanh nghiệp cũng đang đón bắt xu hướng này với hàng loạt các chiến dịch VR. Bạn đã có ý tưởng mới cho doanh nghiệp của mình chưa? Hãy trao đổi với gumi để nhận thêm giải pháp tư vấn phù hợp nhé!