Scroll Top

Thương mại điện tử – Lợi ích và rủi ro khi xây dựng thương mại điện tử

Thời đại thế giới số đang ngày càng hội nhập hóa vào nền kinh tế của các nước trên khắp thế giới và công nghệ thông tin hiện đang đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành của mỗi doanh nghiệp. Không chỉ mở ra cơ hội mà còn tăng khả năng cạnh tranh, trợ giúp đắc lực cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể nói thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ điển hình như các trang Shopee, Lazada, Tiki,..

Thương mại điện tử (E – Commerce)

Khái niệm theo nghĩa đơn giản nhất

Từ khi sản xuất phát triển con người đã biết trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau và ngày càng phát triển quá trình này. Người ta trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ,… giữa hai hay nhiều người với nhau, và có thể nhận lại một giá trị nào đó bằng tiền hay bằng hàng hóa, dịch vụ, các hoạt động như vậy gọi là thương mại. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ,… cho người mua, đổi lại người mua phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.

Lợi ích của thương mại điện tử trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử (E – commerce) với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống đã và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Việc sử dụng các phương tiện điện tử và hệ thống mạng Internet đã giúp Thương mại điện tử vượt giới hạn về thời gian, doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm mà không mất nhiều chi phí.

Với đặc điểm này Thương mại điện tử tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể cải thiện hệ thống phân phối như giảm lượng hàng tồn kho và độ trễ trong phân phối hàng hóa. Doanh nghiệp cũng có thể tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường, với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp với các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

Lợi ích của Thương mại điện tử đối với doanh nghiệp mang lại lợi ích trực tiếp đối với người tiêu dùng. Thương mại tiêu dùng đã vượt qua thời gian và không gian cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với cửa hàng trên khắp thế giới. Do có nhiều nhà cung cấp trên Thương mại điện tử khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ với giá thấp hơn. Đối với các sản phẩm đã được số hóa như phim, nhạc, sách, phần mềm,… hay đến cả dịch vụ tư vấn, việc mua hàng và giao hàng được thực hiện dễ dàng ngay trên máy tính của mình thông qua Internet. 

Bất lợi của thương mại điện tử trong nền kinh tế số

Khách hàng không thể nào mua sắm khi website lỗi

Sau một thời gian phát triển website Thương mại điện tử, số lượng khách hàng truy cập ngày một đông sẽ dẫn đến tốc độ truy cập chậm lại, nghẽn mạng. Một số trang web bị tấn công từ chối dịch vụ ồ ạt vào các trang web Thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới như Amazon.com, Buy.com,… nổ ra vào tháng 2/2000. Các siêu thị điện tử khổng lồ này đột nhiên bị hàng triệu truy cập khiến tắc nghẽn và ngừng hoạt động vài ngày, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Kết quả là khách hàng cảm thấy website có những trải nghiệm không tốt và từ đó website sẽ bị bỏ quên dẫn tới bỏ rơi thương hiệu.

Vấn đề an toàn trong giao dịch

Trong quá trình diễn ra giao dịch trên sàn thương mại điện tử, người mua cần thanh toán cho người bán thông qua Internet, qua đó thông tin bí mật sẽ bị lộ. Đã có nhiều trường hợp các thông tin về thẻ tín dụng bị đánh cắp để thực hiện một giao dịch nào đó nhằm chuộc  lợi riêng về cho cá nhân mình. Cơ sở dữ liệu là yếu tố quan trọng trong Thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu và tính toàn vẹn của dữ liệu là một vấn đề quan trọng.

Yếu tố lòng tin của khách hàng

Người tiêu dùng luôn lo lắng về việc mua hàng trên mạng có đáng tin cậy hay không? Họ luôn sợ mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng khi mua online, do không được trực tiếp trải nghiệm trước khi mua. Trải nghiệm mua hàng trực tuyến khá thú vị nhưng đổi lại một nhược điểm là ngăn cản hành vi người tiêu dùng.

Mức độ cạnh tranh cao

Tốc độ tăng trưởng ngành Thương mại điện tử đang ngày càng bùng nổ. Chính vì tiềm năng cũng như sự phát triển nhanh chóng đó đã khiến lĩnh vực này như một “ miếng bánh” bị xâu xé thành nhiều phần bởi nhiều doanh nghiệp đang ngày càng đổ xô xâm chiếm. Muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường khốc liệt thì buộc doanh nghiệp phải đảm bảo cả hai yếu tố quản lý, vận hành doanh nghiệp và cung cấp trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng. Hơn nữa quá trình tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực và gây ấn tượng với khách hàng cũng là vấn đề quan trọng phụ thuộc vào một phần lớn nền tảng và giao diện của website.

Khách hàng thiếu kiên nhẫn

Khi thông qua hình thức mua hàng trực tuyến, một số khách hàng cảm thấy không hài lòng về chất lượng dịch vụ bởi vì họ phải chờ đợi quá lâu để người bán mới có thể trả lời được tin nhắn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải online 24/7 và phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng.

Con đường đi tới thành công cho ngành thương mại điện tử

Để khắc phục những mặt hạn chế còn sót lại, doanh nghiệp cần một giải pháp thương mại điện tử toàn diện, ứng dụng công nghệ vào quản lý và vận hành. Tập trung mang lại những trải nghiệm an toàn, niềm tin tuyệt đối cho khách hàng cũng như tối ưu quản lý hoạt động doanh nghiệp với các tính năng nâng cao như xây dựng website thương mại điện tử (E – commerce). Hãy để gumi giúp doanh nghiệp của bạn tiến xa trên thị trường Thương mại điện tử.

Related Posts