Phát triển ứng dụng di động hay còn gọi là thiết kế app hiện đang là xu hướng của Việt Nam và Thế giới. Nếu bạn có ý tưởng muốn phát triển một ứng dụng di động nhưng chưa biết cách làm ra một ứng dụng di động như thế nào. Đừng lo lắng, đó là điều hiển nhiên và xảy ra bình thường với tất cả mọi người hay thậm chí các nhà đầu tư khi muốn lập trình một ứng dụng riêng cho mình. Tuy nhiên những yếu tố quan trọng cần cân nhắc trước khi bắt đầu và làm thế nào để ứng dụng không bị “chết yểu” là những câu hỏi bạn cần phải đặt ra cho chính mình trước hay thậm chí là tất cả các nhà phát triển ứng dụng (Developer) nào cũng phải tự hỏi trước khi ra quyết định lập trình một ứng dụng dành cho điện thoại.
Vậy nên dưới đây là những lời khuyên đã được đúc kết lại thông qua quá trình tiếp xúc, lắng nghe và thấu hiểu được những nỗi băn khoăn của khách hàng khi tìm đến gumi solutions.
Nghiên cứu kĩ lưỡng thị trường
Điều tiên quyết đầu tiên trong việc lập trình một ứng dụng di động là bạn phải tìm hiểu kĩ về thị trường.
Phân tích kĩ thị trường hiện tại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn được về Customer Insight (hành vi và xu hướng của khách hàng) dựa trên các data mà chúng ta có về họ để thông qua đó có thể thực hiện các hành động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu bán hàng để cả hai bên (thương hiệu và khách hàng) đều có lợi.
Theo báo cáo của TNS/Google 2014, số lượng người dùng ứng dụng điện thoại thuộc nhóm 16-24 tuổi cao hơn bất kì nhóm tuổi nào khác, theo sát là lần lượt là các nhóm tuổi từ 25-34, 35-44 và sau 55 tuổi. Do đó ứng dụng điện thoại là một công cụ vô cùng hữu ích cho doanh nghiệp khi muốn tiếp xúc với đối tượng khách hàng là tầng lớp trẻ và trung niên. Hiện tại đã có hơn 2 triệu ứng dụng trên App Store và 2,2 triệu trên Google play và năm 2020 được dự đoán sẽ có hơn 268 tỉ lượt tải ứng dụng điện thoại.
Nguồn : Internet
Dưới đây là vài con số thống kê được trang web Devsaran tổng hợp giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường di động đang phát triển như thế nào?
- Có khoảng 4,43 tỷ người dùng di động trên toàn thế giới vào năm 2015 và con số này có khả năng sẽ đạt khoảng 5,07 tỷ người đến năm 2019.
- Có khoảng 1,6 triệu ứng dụng Android trên Google Play Store
- Có khoảng 1,5 triệu ứng dụng dành cho các thiết bị iOS trên cửa hàng ứng dụng của Apple.
Nguồn : Internet
Phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại bao gồm điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ đó nhận thấy được cơ hội và thách thức của các nhà phát triển ứng dụng, đưa ra những chiến lược đúng đắn và tránh được việc lặp lại các sai lầm mà đối thủ đã gặp phải.
Ngoài ra, việc chủ động tiến hành thu thập các phản hồi (feedback) và đánh giá (review) của họ khi sử dụng ứng dụng. Các review này có thể giúp bạn nắm được người dùng đang thích gì và không thích gì đối với từng loại ứng dụng.
Tính hiệu quả của ứng dụng di động
Một điều mà bạn ghi nhớ và khắc cốt ghi tâm : “ Nếu bạn đang làm gì đó thì hãy làm nó với sự đảm bảo rằng sẽ đạt được 100% hiệu quả và chính xác, bằng không thì đừng làm” . Đây là thứ mà người dùng luôn mong đợi ở mỗi ứng dụng
Hãy có một ứng dụng mà đa số mọi người đều có thể dễ dàng sử dụng chúng, vì vậy mà các ứng dụng di động cần đơn giản nhất có thể để đảm bảo rằng người mới sử dụng cũng biết cách sử dụng.
Hiệu quả ở đây cũng bao gồm hiệu quả về dữ liệu 3G hay 4G vượt quá mức cho phép nhiều khả năng chỉ được tải xuống một lần và sau đó bị “bỏ rơi” mãi mãi. Nếu không muốn rơi vào tình huống như vậy thì hãy đảm bảo ứng dụng của bạn trở nên thân thiện với dữ liệu di động, không chiếm dụng quá nhiều data khi chạy nền và tối ưu hóa đối với hầu hết các dòng máy.
Khi đã có bản thiết kế, hãy đưa chúng cho mọi người, như bạn bè và người thân trong gia đình để những người bình thường có thể sử dụng chúng và đưa ra lời nhận xét. Liệu app của bạn có thân thiện, dễ dùng và cung cấp được những yêu cầu cần thiết cho người dùng hay không, độ trải nghiệm và cảm giác khi sử dụng như thế nào? Các thuật ngữ có dễ hiểu hay không? Hãy ghi chú lại và tập trung vào những điểm hạn chế của ứng dụng – những người dùng mới sẽ bỏ đi rất nhanh nếu sản phẩm của bạn quá phức tạp, khó hiểu và thiết kế rườm rà.
Nguồn : Internet
Tạo ra điều gì đó khác biệt
Hãy gác lại những gì liên quan tới công nghệ sang một bên, lấy giấy bút ra và phác thảo lại những ý tưởng và xác định được những mục tiêu bạn muốn đạt được. Điểm mấu chốt ở đây là ý tưởng phải thật sáng tạo và khác biệt, mang lại giá trị hữu ích đối với người dùng, chứ không phải những đoạn lệnh và thiết kế phức tạp.
- Ứng dụng của bạn phát triển với mục đích gì?
- Ứng dụng đó giải quyết vấn đề gì?
- Ứng dụng đó thu hút người dùng như thế nào?
- Nó đơn giản hóa cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các nhà hàng lại thu hút khách nhiều như vậy? Tại sao người ta lại ghé thăm các quán coffee và các địa điểm mới? Đó chính là bản chất của con người luôn có xu hướng nhàm chán với một thứ gì đó rất dễ dàng và nhanh chóng. Điều này thực tế cũng đúng với các ứng dụng di động nhất là hiện nay có hàng triệu ứng dụng di động trên các cửa hàng và nhiều trong số đó cũng mang lại những tính năng tương tự. Người dùng luôn muốn được phục vụ một điều gì đó khác biệt. Do vậy, điều bạn cần nhớ là luôn tạo ra lợi ích vượt trội để có thể giữ chân người dùng lâu hơn những sản phẩm đã được tung ra trước đó.
Nguồn : Internet
Đừng bắt người dùng phải chờ đợi
Yêu cầu người dùng chờ đợi trong khi ứng dụng đang tải là dấu hiệu “báo tử” bởi vì họ sẽ nghĩ rằng ứng dụng của bạn gặp trục trặc ở khâu nào đó. Đồng thời, ấn tượng tiêu cực ngay từ lúc bắt đầu này cũng khiến cho các trải nghiệm (User Experience) cũng không mấy tốt đẹp.
Nguồn : Internet
Để tránh tạo ra cảm giác này cho người dùng thì hãy thử sử dụng các thanh trạng thái/chỉ số (Indicator) Loading hoặc các hiệu ứng động nhằm đảm bảo rằng ứng dụng của bạn vẫn đang chạy và người dùng sẽ hiểu rằng họ cần phải chờ để app kết nối với hệ thống. Một thanh chỉ số vẫn là đề xuất tốt hơn dành cho các nhà phát triển.
Chi phí cho việc phát triển một ứng dụng di động
Chi phí để phát triển một ứng dụng là bao nhiêu?
Không có câu trả lời duy nhất nào đáp ứng được toàn bộ nội dung của câu hỏi này. Bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, bao gồm nền tảng mà trên đó ứng dụng đang được phát triển và một số yếu tố khác nữa.
Dưới đây là các yếu tố cần được để xem xét
- Nền tảng được khách hàng mục tiêu của bạn ưa thích
- Sản phẩm bạn đang muốn bán
- Các thiết bị cần được tích hợp để ứng dụng của bạn cần được phản hồi
- Ứng dụng là miễn phí hay trả phí
- Có tích hợp hoạt động mua bán trong ứng dụng hay không
- Vai trò của thiết kế trực quan trong giao diện của ứng dụng
- Quảng cáo là của bên thứ ba hay là sản phẩm của chính bạn.
Đây là các yếu tố rất quan trọng cũng được xem là những yếu tố mà nhiều người dùng cân nhắc khi quyết định có nên mua một ứng dụng hay không. Thông thường những ứng dụng di động miễn phí vẫn được chú ý hơn là những ứng dụng có tính phí, bất kể sự khác biệt giữa chất lượng và trải nghiệm
Hãy bắt đầu với một nền tảng và sau đó mở rộng ra các nền tảng khác
Một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà các nhà phát triển ứng dụng nên trả lời trước khi phát triển ứng dụng là liệu rằng ứng dụng đó sẽ có mặt trên bao nhiêu nền tảng? Tốt nhất là nên bắt đầu từ thị trường IOS. Lý do tại sao ư?
Mức độ sinh lời của App Store cao hơn
Theo nghiên cứu của App Annie, Quý I năm nay, số lượng download từ Google Play Store cao gấp đôi so với Appstore của Apple. Tuy nhiên, doanh thu của Appstore lại cao hơn gấp đôi so với Playstore. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng người dùng nền tảng iOS chịu chi hơn nhiều so với người dùng Android và giá thành ứng dụng Android rẻ hơn so với đối thủ. Điều này khiến những nhà phát triển phần mềm có lựa chọn ưu tiên nền tảng nào trước để giới thiệu sản phẩm của mình đến với người dùng với lợi nhuận cao nhất.
Kiểm duyệt App Store khó khăn hơn
Để được có mặt trên Appstore đòi hỏi các nhà phát triển phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe mà Apple yêu cầu. Những yêu cầu đó nhằm đảm bảo tương thích tốt nhất cho nền tảng iOS và không gây hại cho người dùng. Chính vì vậy những ứng dụng xuất hiện trên Appstore có mức độ tin tưởng cao hơn từ phía người dùng.
Trở ngại ngôn ngữ lập trình
Ứng dụng Android được viết theo ngôn ngữ lập trình Java còn ứng dụng iOS lại được hỗ trợ bởi Objective C và Swift. Hai ngôn ngữ này được Apple sử dụng trên nền tảng MacOS và iOS. Theo đánh giá của các lập trình viên, ngôn ngữ lập trình Java phức tạp hơn nhiều so với 2 ngôn ngữ lập trình còn lại của Apple.
Hệ điều hành Android có tính phân mảnh cao
Ngày nay, các hãng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android ngày càng nhiều, cho ra liên tiếp hàng loạt sản phẩm ở các phân khúc khác nhau, cấu hình khác nhau, kích thước và độ phân giải màn hình khác nhau. Chính điều đó đã gây nên hiện tượng phân mảnh của Android. Điều này khiến các nhà phát triển mất rất nhiều thời gian để chọn phương án tối ưu trong việc thiết kế, chỉnh sửa ứng dụng của mình sao cho phù hợp với nhiều thiết bị Android nhất có thể.
Tập trung vào chiến lược Marketing
- Thứ nhất, lấy người dùng làm trọng tâm để có thương hiệu ứng dụng mobile tốt
- Thứ hai, luôn theo sát nhu cầu của thị trường
- Thứ ba, khác biệt với phần còn lại
- Thứ tư, logo của ứng dụng luôn là một phần quan trọng
- Thứ năm, luôn ghi nhớ rằng “ Dục tốc bất đạt “
- Thứ sáu, ấn tượng đầu tiên là rất rất quan trọng
- Thứ bảy, đẹp theo trường phái giản dị
Kiểm tra ứng dụng nhiều lần và đảm bảo một phiên bản hoàn hảo trước khi ra mắt
Việc kiểm tra ứng dụng là khâu không thể thiếu mà các nhà phát triển cần lưu tâm. Bạn cần trải nghiệm sản phẩm của mình trước người dùng để kiểm tra liệu rằng các thành phần có hoạt động đúng chức năng và mong đợi.
Sau khi test thành công giai đoạn Alpha thì ứng dụng cũng có thể đưa vào chạy thử nghiệm ở giai đoạn Beta có sự tham gia của những người dùng đã đăng ký. Lúc này, hãy tích cực kết nối với các Tester, thu thập phản hồi và ý kiến của họ, sau đó, tiến hành phân tích để cải thiện trải nghiệm và hiệu suất hoạt động của ứng dụng. Chắc chắn, khi ra mắt chính thức thì sản phẩm của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Chú ý tới phần mô tả
Đối với những người lần đầu tiên tìm ứng dụng trên Google Play hoặc App Store thì các thông tin mô tả về ứng dụng đó là điều đầu tiên họ chú ý đến. Thậm chí, với một số người thiếu kiến thức về ứng dụng di động thì nhiều khả năng họ sẽ chạm vào nút Download ngay sau khi đọc xong phần mô tả miễn là họ nhận thấy với ứng dụng đó, vấn đề họ gặp phải có khả năng sẽ được giải quyết.
App Store thường hiển thị khoảng 2 đến 3 dòng mô tả ứng dụng nên thường người dùng sẽ phải chạm vào nút “Read more” để đọc toàn bộ. Do vậy, viết nội dung trong 2 – 3 dòng này thật ấn tượng sẽ giúp bạn có được những khách hàng tiềm năng rất dễ dàng.